Yên tâm dự trữ đủ khí đốt năm nay, châu Âu vẫn không thể ‘cầm cự’ vào năm sau nếu chỉ dựa vào Mỹ

29/10/2022 10:02
Việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt ở châu Âu sẽ khó thực hiện hơn trong năm sau.

Châu Âu đã có thể bù đắp các khoảng trống do thiếu hụt nguồn cung từ Nga để lại bằng nguồn cung từ Mỹ. Nhưng những lô hàng đó sẽ không theo kịp được sự thiếu hụt đang ngày càng gia tăng.

Theo BloombergNEF, mặc dù nhiên liệu của Mỹ hiện chiếm 40% lượng nhập khẩu khí đốt tự liên hoá lỏng (LNG) của châu Âu. Sản lượng LNG chỉ bù đắp được một phần nhỏ thâm hụt từ Nga trong mùa hè tới. Điều đó có nghĩa là châu Âu sẽ khó tích trữ khí đốt trong năm tới, khi phải đối mặt với những tháng ngày dài thiếu khí đốt của Nga.

Việc đảm bảo an toàn các chuyến hàng là điều cần thiết đối với châu Âu, khi khu vực này đổi các đường ống dẫn khí đốt lấy nhiên liệu siêu lạnh. Để đáp ứng nhu cầu phía trước, châu Âu cần duy trì một thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà cung cấp và thu hút khoảng 70% nguồn cung giao ngay toàn cầu mà chủ yếu là từ Mỹ.

Việc cắt giảm nguồn cung từ Nga, vốn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu, diễn ra vào cuối chiến dịch tích trữ mùa hè, sự thiếu hụt dòng chảy sẽ còn rõ ràng hơn vào năm tới.

Nhà phân tích Arun Toora của BNEF cho biết: “Nguồn cung của Mỹ đặc biệt nhạy cảm với giá cả và sẽ chảy sang thị trường cao cấp, đó là thị trường châu Âu trừ khi nhu cầu châu Á chưa tăng. Tuy nhiên, mức tăng hàng năm không đủ để bù đắp tổng nguồn cung bị cắt giảm từ đường ống của Nga”.

Yên tâm dự trữ đủ khí đốt năm nay, châu Âu vẫn không thể ‘cầm cự’ vào năm sau nếu chỉ dựa vào Mỹ - Ảnh 1.

Thiếu hụt nguồn cung.

Theo BloombergNEF, lượng LNG mà tây bắc châu Âu và Italy nhập khẩu từ tháng 4 đến tháng 9 có thể sẽ tăng 9 tỷ mét khối so với một năm trước. Nhưng với việc đường ống chủ chốt Nord Stream bị ngưng trệ và nguy cơ dừng hoạt động hoàn toàn, lượng khí thiếu hụt từ Nga có thể lên tới 20 tỷ mét khối.

Một vấn đề đặt ra là nguồn cung của Mỹ có giới hạn. Dự án Freeport ở Texas ngừng hoạt động có nghĩa là xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng ít hơn dự kiến ​​12% trong năm nay và tăng với tốc độ tương tự vào năm 2023, theo Bloomberg Intelligence.

Vấn đề thứ hai là không biết LNG sẽ đi đâu về đâu. Các chuyên gia năng lượng và các thương nhân đã đảm bảo sẽ gửi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ đến nơi có giá cao nhất. Điều đó có nghĩa là nhiều nhà cung cấp sẽ hướng tới Trung Quốc thay vì đến châu Âu, một khi các hạn chế về Covid-19 được nới lỏng.

Việc châu Âu mua khí đốt đang giúp Mỹ giữ xuất khẩu khí đốt gần mức tối đa và hạn chế thâm hụt thương mại. Nhưng nhu cầu toàn thế giới đang gia tăng mạnh mẽ, đẩy giá ở Mỹ tăng cao kỷ lục. Điều này khiến hoá đơn năng lượng hộ gia đình ngày càng tăng và thúc đẩy lạm phát.

Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang cho biết New England có nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa đông này do Mỹ xuất khẩu quá nhiều.

Nhà phân tích Xi Nan tại công ty tư vấn Rystad Energy của Na Uy, cho biết Mỹ hiện đang chuyển khoảng 60% nguồn cung sang châu Âu, gấp đôi so với năm ngoái. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại sau khi trở thành nhà cung cấp LNG hàng đầu cho Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh trong năm nay.

Xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng trưởng ổn định kể từ đầu năm 2016, trong bối cảnh bùng nổ dầu khí đá phiến. LNG chủ yếu xuất sang Nam Mỹ và châu Á. Điều đó đã thay đổi vào cuối năm ngoái. Khi giá ở châu Âu tăng vọt do “cai” khí đốt Nga, các thương nhân chuyển hướng vận chuyển hàng hóa sang châu Âu, đôi khi là ngay trên đường đi.

Tuy nhiên, lượng LNG bổ sung để bù đắp thiếu hụt khí đốt của Nga sang châu Âu có thể giảm từ 42%vào mùa đông này xuống còn 35% vào mùa hè tới. Tương lai, châu Âu cần mở rộng năng lực nhập khẩu LNG và giảm bớt tắc nghẽn cơ sở hạ tầng.

Rystad Energy trong một nghiên cứu cho biết: “Mỹ sẽ cần mở rộng năng lực xuất khẩu LNG và EU sẽ cần mở rộng năng lực nhập khẩu trong vài năm tới”.

Theo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.