Yên tâm với sức khỏe hệ thống ngân hàng?

15/10/2020 06:40
Quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng, đến cuối tháng 8/2020, tổng tài sản đạt 12,93 triệu tỷ đồng, tăng 52,1% so với cuối năm 2016...

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực ngân hàng.

BỔ SUNG SỨC KHOẺ TÀI CHÍNH CHO BIG4

Cụ thể báo cáo đánh giá, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ từ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm 3 ngân hàng thương mại mua bắt buộc) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Đến cuối tháng 8/2020, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV đạt 145,2 tỷ đồng, chiếm 23,1% toàn hệ thống, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Tổng tài sản của nhóm này đặt 5.334,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% toàn hệ thống, tăng 40,2% so với cuối năm 2016.

Để tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực vốn Basel 2 (phương pháp tiêu chuẩn), Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng này thực hiện đồng bộ các giải pháp để bù đắp vốn thiếu hụt.

Căn cứ nhu cầu tăng vốn rất cấp thiết của các ngân hàng thương mại Nhà nước, trên cơ sở thống nhất với các Bộ liên quan (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp), Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Đặc biệt, về nội dung liên quan đến tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua và đưa vào Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện các thủ tục bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước xây dựng Phương án tăng vốn giai đoạn 2021-2026, trong đó, xác định nhu cầu tăng vốn và đề xuất các giải pháp tăng vốn, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung.

TĂNG CƯỜNG "KHÁM" HỆ THỐNG

Báo cáo cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục giám sát việc thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, đồng thời yêu cầu một số ngân hàng rà soát tình hình triển khai, đề xuất sửa đổi, bổ sung phương án cơ cấu lại để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong hoạt động.

Theo nhận xét từ Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này đều tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đến tháng 8/2020, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần đạt 290,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,1% toàn hệ thống, tăng 44,4% so với cuối năm 2016; tổng tài sản đạt 5.467,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,3% toàn hệ thống, tăng 59,7% so với cuối năm 2016.

Đối với 3 ngân hàng thương mại mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á (DAB), trên cơ sở chủ trương, định hướng của các cấp có thẩm quyền và căn cứ quy định pháp luật, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo 3 ngân hàng mua bắt buộc và DAB xây dựng, hoàn thiện phương án cơ cấu lại/phương án phục hồi, chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về phương án xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và DAB.

Nhờ triển khai các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng, đến cuối tháng 8/2020, tổng tài sản đạt 12,93 triệu tỷ đồng, tăng 52,1% so với cuối năm 2016.

Năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng được củng cố, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 629,1 nghìn tỷ đồng, tăng 28,8% so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 1.007,7 nghìn tỷ đồng, tăng 69,4% so với cuối năm 2016.

Đến nay, hầu hết các ngân hàng đã đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn theo chuẩn mực vốn Basel 2. Ý thức trong việc quản trị rủi ro và minh bạch thông tinh cũng được chú trọng hơn.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng còn tồn tại 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau là Ngân hàng TMCP Á Châu - Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Trong đó, tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,042%.

Tin mới

Điện thoại Trung Quốc vừa ra mắt đã cháy hàng, sở hữu chip mạnh "áp đảo" S24 Ultra: Giá chỉ bằng một nửa
2 giờ trước
Chiếc điện thoại flagship trang bị chip Snapdragon 8 Elite mới nhất đã tạo nên cơn sốt ngay khi vừa lên kệ.
Nuôi con "hiền như đất" mê ăn mít, anh nông dân kiếm 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
2 giờ trước
Nuôi con vật hoang dã có thịt thơm ngon, anh Tô Văn Khanh, ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm khiến nhiều người ao ước.
Việt Nam vẫn giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines
3 giờ trước
Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Thị trường ngày 2/11: Dầu tăng, vàng giảm, cà phê chạm đáy 2-1/2 tháng
3 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 1/11/2024, giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về Iran trả đũa Israel, nhưng giá giảm trong tuần. Quặng sắt Đại Liên thấp nhất một tuần nhưng tăng trong tuần.
"Vũ nữ chân dài" đặc sản miền Tây vào mùa cao điểm, giá hơn nửa triệu 1kg vẫn hút khách
3 giờ trước
"Vũ nữ chân dài" là tên gọi khác của món khô nhái - một đặc sản của tỉnh An Giang. Giá khô nhái khoảng 700.000 đồng/kg, có thời điểm hơn 800.000 đồng/kg vẫn được săn lùng.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.