Cụ thể, Văn bản số 2875/VPCP-ĐMDN do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, các cơ quan theo chức thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét, xử lý và trả lời các kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp. Báo cáo kết quả thực hiện đến Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tổng hợp.
Đối với các kiến nghị của Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho phép giãn nợ, hạ lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay vốn để đầu tư phương tiện vận tải hoặc đang thế chấp tại tố chức cho vay vốn, Văn bản giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xử lý, trả lời.
Nội dung kiến nghị giảm phí BOT từ 3% đến 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải; cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp vận tải; văn bản giao Bộ GTVT chủ trì xử lý, trả lời. Nội dung đến ổn định giá xăng dầu tạm thời đến hết quý II năm 2020; khuyến khích các DN chế biến xăng dầu nâng cao sản lượng xăng E5, văn bản giao Bộ Công Thương chủ trì xử lý, trả lời.
Cũng tại văn bản này, liên quan đến nội dung kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất các chức danh nghề, công việc người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; văn bản giao Bộ LĐTB&XH xử lý, trả lời. Kiến nghị của Công ty TNHH Ngọc Sơn kiến nghị xem xét lại Báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khu vực VII, văn bản giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý, trả lời.