Yếu tố từng khiến Samsung không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam giờ thay đổi ra sao?

25/11/2021 18:46
Đại diện Samsung từng nhận định, doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu và phát triển rất thấp, chỉ khoảng 0,2-0,3% trên doanh thu. Trong khi đó, Samsung lại đặc biệt chú trọng vấn đề này.

Tỷ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam còn thấp

Cách đây 1 năm, trong khuôn khổ Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững, Trưởng phòng hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn từng đưa ra các lý do vì sao Samsung Việt Nam không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, ông Tuấn cho rằng, tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm thể hiện ở giá thành của từng thiết bị nhỏ. Nếu như nhà cung cấp đạt được chất lượng và giá thành cung cấp ổn định thì không lý gì Samsung lại không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam.

"Đây là môi trường mở, chúng ta đang sống trong thế giới phẳng và cạnh tranh bình đẳng. Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp Nhật Bản hay doanh nghiệp Việt Nam", đại diện Samsung nói.

Theo đó, để trở thành nhà cung cấp cho Samsung, bên cạnh các vấn đề như quản lý chất lượng, thì ông Tuấn cho rằng do sản xuất linh kiện cho Samsung (phần lớn là điện thoại và linh kiện trên điện thoại) ngày càng tinh vi, ngày càng nhỏ, nên phải thay đổi theo chu kỳ 6 tháng một lần.

"Chính vì vậy, việc thay đổi dây chuyền, thay đổi công nghệ đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn, chỉ có thể làm được khi có rất nhiều vốn. Mà có khi, lúc có nhiều vốn thì doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ, chứ cũng chẳng đầu tư vào sản xuất làm gì cho mất thời gian", ông Tuấn phát biểu.

Ngoài ra, ông Tuấn cho hay, các doanh nghiệp, đối tác Samsung Việt Nam cần tập trung trong những mảng khác, ví dụ như nghiên cứu và phát triển (R&D). Ở Việt Nam, doanh nghiệp chi cho nghiên cứu phát triển rất thấp. Trung bình chỉ 0,2-0,3% trên doanh thu. Samsung lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.

"Cùng một con ốc, ngày hôm nay các anh bán 1 đồng, thì sang năm sau các anh bán con ốc đó chỉ 0,8 đồng hoặc thấp hơn. Hoặc anh có thể bán con ốc với chất lượng tốt hơn nhưng bằng giá. Đó là yêu cầu. Nếu như không có R&D thì không bao giờ làm được việc đó", ông lý giải.

Thực tế, theo nghiên cứu do Bộ KH&CN và Tổ chức SIRO’s Data61 của Australia hợp tác tiến hành, so với mức đầu tư trung bình của các nước khu vực và quốc tế, mức đầu tư cho R&D của Việt Nam còn khá thấp. Năm 2019, ngân sách cho R&D tại Việt Nam bằng 0,53% tổng GDP, thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng (chỉ có Indonesia và Philippines là có cường độ R&D thấp hơn).

Yếu tố từng khiến Samsung không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam giờ thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Sự hạn chế của nguồn lực R&D thể hiện qua số lượng các nhà nghiên cứu tính trên một triệu dân.

Tỷ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia khác, tỷ lệ này chỉ tương đương 20% so với tỷ lệ trung bình của khu vực EU, tương đương 7,6% của Hàn Quốc, tương đương 29,8% của Malaysia, tương đương 58% của Thái Lan. Nguồn nhân lực R&D của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực nhà nước (84,13%), trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm 13,8%.

Nhìn sang tốc độ phát triển R&D của Hàn Quốc

Liên quan đến hướng phát triển cho R&D tại Việt Nam, nghiên cứu chung của Bộ KH&CN Việt Nam và Tổ chức SIRO’s Data61 cũng đặt vấn đề: Việt Nam và Hàn Quốc cùng có một xuất phát điểm là đi lên từ một nước thuần nông nghiệp, vậy làm thế nào để Việt Nam có thể nhanh chóng bứt phá, bắt kịp với Hàn Quốc?

Báo cáo nêu, Hàn Quốc là một ví dụ điển hình của việc "bắt kịp" thành công nhờ cường độ đầu tư cho R&D. Trong những năm 1980 và 1990, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng của các nước đang phát triển với sản xuất lao động giá rẻ, Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang phát triển và áp dụng các công nghệ mức trung bình trên tất cả các lĩnh vực.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng đẩy mạnh hoạt động R&D của riêng họ. Đầu tư cho R&D tăng vọt từ 28,6 triệu USD năm 1971 lên 4,7 tỷ USD vào năm 1990 và lên 12,2 tỷ USD vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu cho R&D trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình hằng năm trong giai đoạn 1981-1991 ở Hàn Quốc là 24,2%/năm.

Nhóm nghiên cứu mô phỏng tác động của chi tiêu cho R&D đối với nền kinh tế Việt Nam, với giả định rằng Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc và tốc độ tăng trưởng chi cho R&D trung bình là 24,5%/năm trong 10 năm tới, cho đến năm 2030.

Sự gia tăng chi tiêu cho R&D cũng có tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư, chủ yếu là do thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông có sự gia tăng. Trong đó, mức tăng tiêu dùng và đầu tư thu được từ đầu tư R&D lần lượt chiếm 20,2% và 11% tổng tiêu dùng và đầu tư vào năm 2045.

Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc thì tác động sẽ tăng cao hơn. Đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP dự báo vào năm 2045. Mức tăng tiềm năng trong tiêu dùng và đầu tư cũng cao hơn, lần lượt là 25,4% và 15%, so với 20,2% và 11% khi Việt Nam tăng đầu tư R&D theo mục tiêu của Bộ KH&CN.

Sự tăng nhiệt đầu tư R&D của doanh nghiệp Việt Nam

Thực tế cho thấy, dù trong bối cảnh COVID-19, các ông lớn công nghệ trên thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D như: Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD, Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á...

Theo giới chuyên gia, đây là dấu hiệu tốt, nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài đã có nhiều tiềm lực.

Song thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh đáng kể trong đầu tư R&D. Điển hình như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FPT, Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông…

Năm 2010, Viettel đã thành lập viện nghiên cứu riêng (Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel) theo mô hình của các tập đoàn lớn trên thế giới. Từ năm 2014, Viettel đã trích 10% lợi nhuận trước thuế, tương đương 2.500 tỷ đồng, đầu tư vào Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ.

Trước đó, PVN cũng đã hợp tác với Bộ KH&CN chế tạo giàn khoan thế hệ mới phục vụ hoạt động khai thác dầu khí.

Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 64% vào R&D quốc gia. Tỷ lệ này ở Singapore là 52%, Hàn Quốc là 77% và Trung Quốc 77%. "Đây là một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp chủ động tham gia R&D để nội địa hoá công nghệ nước ngoài và tăng cường đổi mới sáng tạo", báo cáo kết luận.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
30 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
6 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
7 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.