Zoom: Bài toán tăng trưởng đầy hóc búa khi đại dịch qua đi

29/05/2022 13:09
Trong 2 năm 2020 và 2021, với việc dịch Covid – 19 hoành hành khiến cho nhiều người lao động cũng như học sinh sinh viên trên toàn cầu không thể học tập và làm việc trực tiếp đã giúp cho những phần mềm về giao tiếp trực tuyến trở nên cực kỳ phát triển.

Trong số đó, Zoom nổi lên với số lượng người dùng tăng đột biến cùng doanh thu cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, khi mà đại dịch dần kết thúc, mọi thứ dường như đang trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với công ty công nghệ này, với nhiều dự báo khá tiêu cực dành cho họ trong tương lai tới đây.

Được thành lập từ năm 2011 bởi Eric Yuan, cựu phó chủ tịch của Cisco Webex, Zoom cung cấp các dịch vụ nhắn tin, liên lạc thông qua video và đặc biệt là chức năng tạo phòng họp dành cho nhiều người. năm 2013, họ lần đầu cung cấp ra thị trường phần mềm cùng tên hỗ trợ tới 25 người tham gia một cuộc họp trực tuyến. Nhờ tính năng độc đáo này mà Zoom nhanh chóng chạm mốc 3 triệu người dùng vào tháng 9 cùng năm, đồng thời huy động được 6,5 triệu USD từ các nhà đầu tư. Đầu năm 2017, họ tiếp tục huy động được 100 triệu USD từ quỹ Sequoia và đạt được mức định giá vào khoảng 1 tỷ USD, biến Zoom trở thành một trong những "kỳ lân" của các start-up về công nghệ thời điểm bấy giờ.

Tháng 4 năm 2019, công ty chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mức giá 36 USD/ cổ phiếu và tăng giá tới trên 72% ngay trong ngày đầu tiên, giúp Zoom đạt được mức định giá lên tới 16 tỷ USD vào thời điểm này. Đang trong giai đoạn phát triển, dịch Covid – 19 bất chợt ập tới giúp cho Zoom có được bước nhảy mạnh mẽ trong 2 năm 2020 và 2021. Cụ thể, khi những lệnh giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, các trường học và số lượng lớn doanh nghiệp buộc phải học tập và làm việc tại nhà. Điều này dẫn đến những lớp học trực tuyến với số lượng lớn học sinh hay nhiều buổi họp từ xa với các nhà máy xí nghiệp. Với những tính năng hỗ trợ tuyệt vời cho việc học tập và làm việc trực tuyến của mình, Zoom đã đạt được những thành công to lớn trong giai đoạn dịch diễn ra căng thẳng nhất.

Zoom và những vấn đề sau đại dịch Covid – 19 - Ảnh 1.

Zoom có số lượng người dùng tăng đột biến trong giai đoạn dịch Covid diễn ra (Ảnh: Dado Ruvić/Reuters)

Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2019 - 2021, lượng người sử dụng Zoom tăng trưởng một cách đột biến khi mà phần lớn mọi người đều học tập và làm việc tại nhà (work from home). Tháng 12/ 2019, có khoảng 10 triệu người tham gia các cuộc họp thông qua Zoom; tới tháng 4/ 2020, tức chỉ khoảng 4 tháng sau đó, con số này đã chạm tới mức 300 triệu. Quý 2 năm tài chính 2022, lần đầu tiên doanh thu quý của công ty đạt mức trên 1 tỷ đô, cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ là rất cao; số lượng công ty đăng ký sử dụng dịch vụ của Zoom chạm tới con số 200,000 tính tới tháng 2/ 2022. Vào giai đoạn đỉnh dịch năm 2020, có tới 90.000 cơ sở giáo dục chọn Zoom cho việc học trực tuyến, với khoảng 485 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại trong cùng năm. Zoom cũng chính là phần mềm được tải nhiều nhất trong năm 2020 trên nền tảng AppStore của Apple. Giá trị của doanh nghiệp đạt đỉnh vào khoảng cuối năm 2020, đạt mức trên 100 tỷ USD với giá cổ phiếu chạm mốc 559 USD/ cổ phiếu.

Zoom và những vấn đề sau đại dịch Covid – 19 - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu Zoom chạm đỉnh 559 USD/ cổ phiếu vào tháng 10/ 2020, khi mà dịch bệnh đang hoành hành trên thế giới (Ảnh: Google Finance)

Tuy nhiên từ giai đoạn cuối năm 2021, khi mà dịch Covid - 19 gần như không còn là mối hiểm họa với thế giới, các công ty và trường học mở cửa trở lại cũng là lúc sự phát triển của Zoom bị đặt dấu hỏi. Rất nhiều start - up về công nghệ nổi lên trong giai đoạn Covid mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, doanh thu tăng trưởng chậm lại với viễn cảnh tương lai khá tiêu cực. Zoom cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó khi trong BCTC năm mới nhất của mình, mặc dù công ty tiếp tục có sự tăng trưởng 12%, đạt 1,07 tỷ USD trong Q1 năm tài chính mới đây, song đây là mức tăng chậm nhất được ghi nhận của họ từ 2019. Cũng phải nói thêm rằng, đây là quý thứ 4 liên tiếp Zoom đạt được mức doanh thu trên 1 tỷ USD/ quý, tuy nhiên rất khó để họ tiếp tục đạt được những con số thần kỳ như giai đoạn Covid. Đây là điều đã được nhiều nhà phân tích dự báo, trong bối cảnh công ty chịu rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn là Cisco Webex, Microsoft Teams, Google Meet... đồng thời nhu cầu họp online cũng giảm nhiều khi hầu hết các công ty và trường học mở cửa trở lại.

Zoom và những vấn đề sau đại dịch Covid – 19 - Ảnh 3.

Zoom phải chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn khác trong mảng họp trực tuyến (Ảnh: Solution Suggest)

Trong giai đoạn năm tài chính 2020 đến 2021, doanh thu của Zoom tăng gấp 3 lần (từ 623 triệu USD lên 2,65 tỷ USD) và tiếp tục mức tăng tương đối tốt là 55% ở năm tài chính tiếp theo, đạt 4,1 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế của Zoom cũng tăng trưởng tốt, khi đạt 1.06 tỷ USD trong năm tài chính 2022, tăng 58% so với năm tài chính 2021. Mặc dù có kết quả kinh doanh Q1 năm tài chính 2023 là khá tốt, và hơn một nửa số tiền mà họ kiếm được đến từ các khách hàng doanh nghiệp trả phí lớn, song dự kiến tổng doanh thu năm của họ sẽ chỉ rơi vào khoảng 4.5 tỷ USD, tức chỉ khoảng 10% so với năm trước. Từ mức đỉnh 559 USD vào tháng 10/ 2020, giá cổ phiếu của Zoom chỉ còn hơn 100 USD vào thời điểm hiện tại, thể hiện sự bi quan của nhiều nhà đầu tư vào doanh nghiệp.

Zoom và những vấn đề sau đại dịch Covid – 19 - Ảnh 4.

Mặc dù doanh thu Q1 năm tài chính 2023 của Zoom là rất tốt, song đây là quý có sự tăng trưởng chậm nhất trong những năm trở lại đây của công ty. (Ảnh: Statista)

Có thể thấy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận trong năm qua vẫn duy trì tốt, song việc nhiều doanh nghiệp và trường học mở cửa trở lại cùng sự cạnh tranh khốc liệt của mảng họp và giáo dục trực tuyến đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiềm năng của Zoom, khiến định giá doanh nghiệp giảm rất nhiều trong năm vừa qua. Rất nhiều công ty "kỳ lân" về công nghệ đã gặp phải nhiều khó khăn khi mà nhiều người dùng không còn mặn mà trong việc gặp gỡ qua màn hình máy tính. Mặc dù vậy, với nền tảng tương đối vững chắc đã có được cùng với thói quen work from home của rất nhiều người đang tiếp tục được duy trì, Zoom dự kiến sẽ giữ được mức doanh thu ấn tượng của mình ít nhất là cho đến hết năm tài chính 2023.

https://cafef.vn/zoom-bai-toan-tang-truong-day-hoc-bua-khi-dai-dich-qua-di-20220529125017593.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.