Có nhiều cá nhân kiếm được tiền tỉ, thậm chí lên đến hàng chục tỉ đồng/tháng nhờ kinh doanh trên các nền tảng công nghệ như YouTube, Facebook nhưng "quên" nộp thuế.
Từ 15/9, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube… phải xử lý các quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
Dù kênh vi phạm bản quyền có tồn tại hay không, YouTube vẫn là bên đắc lợi. Các nhãn hàng vẫn mất tiền nếu quảng cáo hiển thị trên các kênh vi phạm, bị YouTube xóa.
Cơ quan thuế sẽ triển khai nhiều giải pháp, phối hợp với các bộ ngành để quản lý, thu thuế từ các ông lớn Google, Facebook...
Thông qua kênh YouTube của mình, cậu bé 8 tuổi - Ryan Kaji đã mang về 26 triệu USD trong năm 2019 (1/6/2018 - 1/6/2019) và là nhà sáng tạo nội dung được trả nhiều nhất nền tảng.
Google đưa vào những quảng cáo và trả cho người tạo video một tỷ lệ dựa trên các yếu tố như thời gian xem video và nhóm khách hàng xem quảng cáo.
94% nguồn thu quảng cáo của Facebook, tương ứng gần 66 tỉ USD, đến từ khoảng 8 triệu khách hàng trên toàn cầu mà đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ...
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, trong 2 năm 2019-2020 số thu thuế của cá nhân phát sinh doanh thu từ Google, Facebook, YouTube… đạt xấp xỉ 1.000 tỷ.
Nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cơ quan thuế sẽ tổ chức rà soát các trường hợp có doanh thu lớn, trường hợp gian lận có thể bị khởi tố.
Theo thông tin của Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy, một cô gái sinh năm 1992 tại Hà Nội có thu nhập năm 2020 hơn 330 tỷ đồng. Cô gái này vừa nộp các nghĩa vụ thuế hơn 23 tỷ đồng.